Số lượng giao dịch bất động sản đã chững lại và sụt giảm, nhiều địa phương tăng cường quản lý thị trường giao dịch bất động sản, cho đến những khó khăn khi lãi suất tăng, dòng vốn vào kênh đầu tư Bất động sản co hẹp,… Liệu đó có phải là những dấu hiệu cho thấy Thị Trường BĐS Đà Lạt 2022 đã qua giai đoạn đầu cơ lướt sóng?

Giao dịch chững lại trong quý 3/2022 

Dau tu luot song BDS Lam Dong quangthinhland.vn 01

Kể từ sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Thị Trường BĐS Đà Lạt 2022 có dấu hiệu ấm dần trở lại khi số lượng giao dịch nhà đất tại nhiều địa phương bắt đầu tăng đều theo các quý trong năm.

Tuy nhiên, bước sang quý 3/2022, số lượng giao dịch nhà đất tại nhiều địa phương thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã bắt đầu chững lại và sụt giảm.

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý 1/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng có 12.467 giao dịch đất nền và 899 giao dịch nhà ở riêng lẻ thành công.

Dau tu luot song BDS Lam Dong quangthinhland.vn 02

Bước sang quý 2/2022, lượng giao dịch nhà đất tại tỉnh Lâm Đồng tăng mạnh với 19.669 giao dịch đất nền và 1.113 giao dịch nhà ở riêng lẻ thành công qua công chứng.

Tuy nhiên, sang đến quý 3/2022, lượng giao dịch nhà đất tại địa phương này đã chững lại và sụt giảm mạnh, chỉ với 8.804 giao dịch đất nền và 767 giao dịch nhà ở riêng lẻ.

Khó khăn của thị trường không chỉ ở việc thiếu tiền

Những khó khăn của thị trường bất động sản là điều không thể phủ nhận khi hàng loạt thông tin như việc lãi suất tăng, dòng vốn vào kênh đầu tư này co hẹp,…

Các chính sách, quy định của pháp luật thời gian qua có cải thiện và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển tuy nhiên cũng chưa kịp thích ứng ngay với thị trường. Đặc biệt, các vướng mắc của đầu tư, kinh doanh bất động sản thường liên quan đến nhiều Luật, không thể sửa trong thời gian ngắn.

Theo quy định của Điều 169, 191, 193 Luật Đất đai 2013 cho phép doanh nghiệp được “nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư”, trong đó có “đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở”.

Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản và các ngân hàng thương mại đang có xu hướng siết dần tín dụng đối với bất động sản, nên các doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn tín dụng.

Vì vậy, nếu siết cả tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp sẽ gây thiếu hụt nguồn vốn đầu tư.