Một lô đất bị chồng lấn rất nhiều các loại quy hoạch khác nhau kèm theo đó là các quy hoạch treo luôn là sự bức xúc của người dân Đà Lạt. Người dân khi sống tại các khu quy hoạch treo không thể xin cấp phép xây dựng dù nhà đã cũ và xuống cấp. Các loại quy hoạch chồng lấn cũng là nổi khó khăn mà các nhà đầu tư gặp phải khi đầu tư nhà đất Đà Lạt. Vậy hiện trạng và phương án khắc phục chồng lấn quy hoạch treo Lâm Đồng trong thời gian sắp tới là gì?

Tình trạng chồng lấn quy hoạch và quy hoạch treo Lâm Đồng

Quy hoach chong lan Da Lat quangthinhland.vn 01

Điển hình, trong tổng số 22 quy hoạch phân khu tại TP. Đà Lạt có 15 trường hợp kéo dài từ 3-5 năm. Trong đó, kéo dài gần 3 năm gồm các khu A7, A9, C1, C5; gần 4 năm gồm A1, A2, A11; gần 5 năm gồm A4, A6, C2, C3, C6, D3, D4, D5.

Đồng thời, trong 22 đồ án quy hoạch (được thẩm định và phê duyệt), mới chỉ có 2 trường hợp (khu B7 và A11) được duyệt tổ chức cắm mốc.

Quy hoach chong lan Da Lat quangthinhland.vn 02

Tại TP. Bảo Lộc, điều chỉnh quy hoạch đô thị từ năm 2011 đến 2020 có 44 hồ sơ quy hoạch điều chỉnh cục bộ đã phê duyệt. Trong đó, 33 trường hợp chưa có ý kiến cơ quan quản lý quy hoạch cấp trên, 34 trường hợp chưa có ý kiến cộng đồng dân cư (với nội dung điều chỉnh chủ yếu là điều chỉnh các khu chức năng, diện tích và chỉ tiêu sử dụng đất, hồ sơ điều chỉnh quy hoạch).

CHỒNG LẤN QUY HOẠCH TREO LÂM ĐỒNG

Quy hoạch đô thị từ năm 2021 đến 2030 có 34 hồ sơ quy hoạch đã phê duyệt, trong đó 12/34 hồ sơ chưa lấy ý kiến, 3 hồ sơ thẩm định và phê duyệt cùng 1 ngày và 6 hồ sơ phê duyệt quy hoạch không có văn bản thẩm định.

Thực trạng nêu trên, đã được Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng chỉ ra sau khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Phương án khắc phục trong thời gian sắp tới

Hiện nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh khẩn trương hoàn thành nội dung đồ án quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi các dự chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”, tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý, bảo đảm yêu cầu, quy định.

Bên cạnh đó, giao Sở Xây dựng tỉnh chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát các quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, công khai quy hoạch và kế hoạch thực hiện theo đúng quy định. Tổ chức thẩm định hoặc báo cáo Hội đồng thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch (thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh).

Qua đối chiếu báo cáo của UBND TP. Đà Lạt, có 15/22 quy hoạch phân khu kéo dài từ từ 3 năm đến 5 năm và công tác cắm mốc quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Đến nay, chỉ có 02/22 đồ án quy hoạch phân khu được duyệt tổ chức cắm mốc. Còn theo báo cáo của UBND TP. Bảo Lộc đối với việc điều chỉnh quy hoạch đô thị, từ năm 2011 đến 2020 có 44 hồ sơ quy hoạch điều chỉnh cục bộ đã phê duyệt. Trong đó 36/44 hồ sơ chưa có ý kiến cơ quan quản lý quy hoạch cấp trên, 34/44 hồ sơ chưa có ý kiến cộng đồng dân cư là chưa thực hiện đúng quy định…